Cập nhật ngày 26/05/2022: Trong tháng 4/2022, lượng xe tiêu thụ của Ford Ranger tại thị trường ô tô Việt Nam bán ra được hơn 1.430 chiếc (tăng 54% so với tháng trước). Kết quả này khiến Ford Ranger dẫn đầu phân khúc xe bán tải bán chạy nhất và còn là mẫu xe duy nhất trong phân khúc lọt Top 10 xe bán chạy nhất trong tháng 4.

Cập nhật ngày 23/06/2021: Chưa chính thức ra mắt nhưng Ranger CKD đã hoàn tất thủ tục đăng ký với cơ quan đăng kiểm thuộc Cục đăng kiểm Việt Nam về mẫu xe mới được lắp ráp trong nước thay vì nhập khẩu từ Thái Lan. Phiên bản CKD cũng sẽ có 5 phiên bản tương tự Ranger CBU nhập khẩu nguyên chiếc trước đây.

Cập nhật ngày 05/05/2021: Ford Ranger dẫn đầu phân khúc xe bán tải với 3.873 xe được bán ra trong quý I/2021, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

BẢNG GIÁ FORD RANGER THÁNG 12/2024 (triệu VNĐ)
Phiên bảnGiá niêm yếtGiá lăn bánh
Hà NộiTP HCMCác tỉnh
Ranger XL 2.2L 4x4 MT616664657657
Ranger XLS 2.2L 4x2 MT
630679672671
Ranger XLS 2.2L 4x2 AT
650701693693
Ranger LTD 2.0L 4x4 AT
799861851851
Ranger Wildtrak 2.0L AT 4x4
925996985984

Bảng giá phía trên bao gồm các loại phí sau:

  • Lệ phí trước bạ dành cho khu vực Hà Nội (7,2%), TPHCM và tỉnh khác (6%)
  • Phí bảo trì đường bộ 2.160.000 đồng/năm
  • Phí đăng kiểm 340.000 đồng
  • Phí biển số Hà Nội và TPHCM (20.000.000 đồng), tỉnh khác (1.000.000 đồng)
  • Phí bảo hiểm dân sự bắt buộc 1.026.300 đồng/năm
  • Chưa bao gồm phí đăng ký và đăng kiểm dao động tùy thuộc đại lý ô tô chính hãng tại địa phương

Chương trình khuyến mãi tháng 5/2022

Trong tháng 5/2022, khách hàng mua xe tại các đại lý liên kết với Carmudi sẽ nhận được ưu đãi giảm giá tiền mặt cùng với quà tặng phụ kiện hấp dẫn. Chi tiết vui lòng gọi theo Hotline.

Ford Ranger cung cấp cho người dùng đến 9 lựa chọn màu sắc gồm: Trắng, Đỏ, Xanh Dương, Đỏ Cam, Bạc, Đen, Ghi Vàng, Nâu Ánh Kim và Ghi Ánh Thép.

Phân khúc xe bán tải đang trở nên kém hấp dẫn với các thay đổi về chính sách từ chính phủ Việt Nam. Theo nghị định số 140/2016/NĐ-CP về mức lệ phí trước bạ mới tương đương với 60% xe du lịch, doanh số của phân khúc này bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên điều này không hề đúng với ông vua phân khúc xe Ford Ranger.

Bước sang năm 2022, mẫu xe bán tải này đã được Ford nâng cấp một số điểm nhấn về thiết kế nhưng không quá nhiều. Tuy nhiên, nhiều khả năng hãng xe Mỹ sẽ bán hết những phiên bản nhập khẩu cuối cùng để tung ra Ford Ranger 2022 lắp ráp tại Việt Nam.

Phiên bản
Ranger XL 2.2L 4x4 MT
Ranger XLS 2.2L 4x2 MT
Ranger XLS 2.2L 4x2 AT
Ranger LTD 2.0L 4x4 AT
Ranger Wildtrak 2.0L 4x4 AT
Kích thước tổng thể (DxRxC)
5.280 x 1.860 x 1.830 mm
5.362 x 1.860 x 1.830 mm
5.362 x 1.860 x 1.830 mm
5.362 x 1.860 x 1.830 mm
5362 x 1.860 x 1.830 mm
Chiều dài cơ sở
3.220 mm
Khoảng sáng gầm xe
215 mm
Trọng lượng không tải
2.015 kg
1.945 kg
1.964 kg
2.071 kg
2.154 kg
Trọng lượng toàn tải
3.080 kg
3.010 kg
3.024 kg
3.101 kg
3.154 kg
Dung tích thùng nhiên liệu
71 L

Số chỗ ngồi
07 chỗ

Ở lần nâng cấp đầu năm 2022, xe Ford Ranger đã lược bỏ phiên bản Wildtrak 1 cầu, và 2 phiên bản XLT không có được doanh số tốt. Điều này giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn hơn.

Còn lại Ford Ranger phiên bản 2022 vẫn duy trì vẻ ngoài hầm hố đặc trưng với các điểm nhấn mạnh mẽ, khỏe khoắn và cứng cáp. Kích thước tổng thể tương tự phiên bản 2017 với thông số dài x rộng x cao lần lượt 5.362 x 1.860 x 1.815mm. Chiều dài tổng thể vẫn duy trì ở mức 3.220mm, do vậy tổng thể cấu trúc nội và ngoại thất vẫn vừa vặn, thích hợp cho nhiều mục đích sử dụng.

Đầu xe Ford Ranger nổi bật khi được thiết kế khá cao. Ngoại trừ phiên bản LTD, lưới tản nhiệt các phiên bản còn lại được thay thế kiểu nan ngang bằng dạng mắt lưới và 2 hốc hút gió 2 bên. Phiên bản Ranger XL và XLS được sơn đen, phiên bản Ranger LTD được mạ chrome sáng, trong khi phiên bản Wildtrak được sơn đen viền cam liền khối với cản bảo vệ phía trước.

Phía dưới đầu xe Ford Ranger còn thêm phần chắc chắn với tấm ốp bảo vệ sơn bạc lớn hơn, đồng thời cụm đèn sương mù được dời lên cao, thay vì thấp bên dưới cản trước. Thiết kế này giúp đèn sương mù sạch hơn và phát huy khả năng phá sương tốt hơn.

Bên thân xe Ranger vẫn giữ thiết kế phiên bản Ranger 2017 với các bề mặt phẳng bên cạnh các đường dập chìm thêm phần cứng cáp. Phía đuôi xe hơi đáng tiếc vẫn chưa có bất kỳ điều chỉnh nào, do đó xe Ford Ranger kém hấp dẫn hơn đối thủ khi nhìn từ phía sau.

Trang bị ngoại thất xe được phân chia khá rõ rệt giữa các phiên bản. Đèn pha trên phiên bản Ford Ranger XL và XLS chỉ là dạng halogen phản xạ đa chiều. Trong khi đó phiên bản LTD và Wildtrak được trang bị đèn pha LED projector tự động bật/tắt bằng cảm biến ánh sáng và tích hợp dải LED ban ngày hiện đại hơn. Tuy nhiên Ford Ranger vẫn trung thành với đèn hậu dạng halogen phổ thông, trong khi đèn sương mù halogen trang bị trên ba phiên bản XLS, LTD và Wildtrak. Phiên bản tiêu chuẩn XL sẽ không trang bị đèn sương mù.

Xe Ford Ranger 2022 cũng có gương chiếu hậu khác biệt giữa các phiên bản. Gương chiếu hậu phiên bản XL tiếp tục được sơn màu đen, phiên bản XLS cùng màu ghi đen, phiên bản LTD mạ chrome trong khi phiên bản Wilktrak được sơn đen bóng. Tất cả phiên bản đều trang bị tính năng chỉnh điện cho gương chiếu hậu, nhưng hai phiên bản LTD và Wildtrak có thêm tính năng gập điện.

Mâm thép vẫn được trang bị trên bản XL, trong khi la-zăng hợp kim nhôm được trang bị cho các phiên bản còn lại. Kích thước la-zăng khác biệt cho từng phiên bản lần lượt là 16 và 18 inch. Đi kèm bộ ba la-zăng trên là hai bộ lốp có thông số lần lượt 265/60R18 và 255/70R16.

Với thiết kế vẫn được giữ nguyên như phiên bản trước, thùng xe Ford Ranger vẫn sở hữu dung tích khá lớn, đem lại khả năng chuyên chở cao. Theo công bố của nhà sản xuất khối lượng hàng chuyên chở các phiên bản Ford Ranger từ 550 – 946 kg, đáp ứng rất tốt nhu cầu chuyên chở đối với các khách hàng chú trọng tải trọng xe bán tải.

Không gian bên trong Ford Ranger vẫn có lối thiết kế cứng cáp, bảng táp-lô gãy góc, cùng các chi tiết bên trong được tạo hình vuông vắn, nam tính, giúp nội thất thêm phần mạnh mẽ và thể thao.

Vô-lăng Ford Ranger tiếp tục duy trì thiết kế 4 chấu góc cạnh. Vô lăng trên phiên bản XL và XLS dạng nhựa thường, trong khi hai phiên bản LTD và Wildtrak được bọc da sang trọng hơn. Nút bấm điều khiển âm thanh, đàm thoại rảnh tay và điều khiển hành trình cruise control được trang bị tiêu chuẩn cho cả ba phiên bản XLS, LTD và Wildtrak.

Hệ thống điều khiển hành trình trên phiên bản Wildtrak vẫn được độc quyền trang bị công nghệ thích ứng Adaptive Cruise Control, tự động giảm tốc và tăng tốc theo tốc độ của phương tiện phía trước.

Sau vô-lăng phiên bản XLS và LTD là đồng hồ analog tích hợp màn hình đa thông tin, trong khi phiên bản Wildtrak được trang bị hai màn hình hiển thị đa thông tin ở hai bên cụm đồng hồ trung tâm thiết kế thể thao. Thiết kế này vừa hiện đại, vừa tiện dụng khi cung cấp đầy đủ thông tin cho người lái.

Nội thất hai phiên bản XL và XLS được bọc nỉ với ghế lái chỉnh tay 6 hướng và ghế hành khách chỉnh tay 4 hướng. Trong khi phiên bản LTD và Wildtrak có ghế bọc da pha nỉ với ghế lái chỉnh điện 8 hướng cao cấp hơn. Phiên bản XL giá rẻ nhất nên ghế lái và ghế hành khách điều chỉnh tay 4 hướng.

Hàng ghế thứ hai của tất cả phiên bản có thể gập nguyên băng để có thể chở các vật dụng bên trong xe. Tuy nhiên so với các đối thủ trong phân khúc, hàng ghế thứ hai của Ford Ranger có độ nghiêng không nhiều. Nếu phải di chuyển trên một cung đường dài, người ngồi phía sau sẽ khá mệt mỏi.

Ford Ranger cũng được trang bị các công nghệ giải trí và tiện nghi hàng đầu. Phiên bản XL giá rẻ được trang bị hệ thống âm thanh AM/FM và 4 loa, trong khi 4 phiên bản còn lại được trang bị đầu CD 1 đĩa tích hợp chức năng AM/FM, có thể phát MP3 cùng kết nối USB, Bluetooth, đi kèm hệ thống âm thanh 6 loa.

Hai phiên bản XLS không còn tính năng điều khiển bằng giọng nói SYNC1. Trong khi phiên bản LTD và Wildtrak được trang bị hệ thống SYNC 3 với màn hình TFT cảm ứng 8-inch. Riêng phiên bản Wildtrak trang bị thêm bản đồ dẫn đường tiện dụng hơn.

Hai phiên bản XL và XLS vẫn trang bị điều hòa chỉnh tay, trong khi phiên bản LTD và Wildtrak được trang bị điều hòa 2 vùng tự động hiện đại. Tuy nhiên, Ford Ranger vẫn chưa trang bị cửa gió điều hòa cho các hàng ghế sau như hầu hết đối thủ như Nissan Navara, Toyota Hilux hay Mitsubishi Triton.

Các trang bị tiện nghi khác trên Ford Ranger có thể kể thêm như cửa kính điện điều khiển một chạm tự động lên/xuống và chống kẹt vị trí ghế lái. Riêng phiên bản LTD và Wildtrak có gương chiếu hậu bên trong tự động điều chỉnh chế độ ngày/đêm, khởi động bằng nút bấm và chìa khóa thông minh tích hợp cảm biến mở cửa thông minh.

Ford Ranger vẫn sử dụng động cơ diesel 2.2L cho các phiên bản XL và XLS. Trong khi hai động cơ diesel tăng áp và tăng áp kép 2.0L mới được trang bị trên phiên bản LTD và Wildtrak, tương tự Ford Everest 2019 ra mắt cùng thời điểm. Động cơ mới có công suất cao hơn giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn hơn.

  • Động cơ Turbo Diesel 2.2L i4 TDCi có công suất tối đa 158 mã lực tại 3.200 vòng/phút và mô men xoắn cực đại 385Nm từ 1.600 – 2.500 vòng/phút.
  • Động cơ Single Turbo Diesel 2.0L i4 TDCi có công suất tối đa 177 mã lực tại 3.500 vòng/phút và mô men xoắn cực đại 420Nm từ 1.750 – 2.500 vòng/phút.
  • Động cơ Bi-Turbo Diesel 2.0L i4 TDCi có công suất tối đa 210 mã lực tại 3.750 vòng/phút và mô men xoắn cực đại 500Nm từ 1.750 – 2.000 vòng/phút.

Động cơ 2.2L trước đây vẫn đi kèm với hộp số sàn 6 cấp hoặc hộp số tự động 6 cấp, trong khi động cơ 2.0L Turbo và Bi-Turbo mới sẽ đi kèm với hộp số tự động 10 cấp thế hệ mới như trên Ford Everest 2019. Ngoài ra tùy phiên bản, Ford Ranger được trang bị hệ thống dẫn động 1 cầu hoặc 2 cầu chủ động với chức năng gài cầu điện Shift-On-The-Fly 4x4 có khóa vi sai cầu sau.

Với một kích thước to và nặng, người lái hoàn toàn có thể điều khiển xe Ford Ranger nhẹ nhàng với hệ thống lái trợ lực điện EPAS. Hệ thống này giúp tối ưu lực vặn vô lăng trong những điều kiện thay đổi tốc độ khác nhau. Khi di chuyển trong phố, vô lăng xe ô tô Ford Ranger nhẹ nhàng, thuận tiện đánh lái, nhưng chiếc vô lăng sẽ thay đổi lực khiến vô lăng chắc, nặng hơn khi tốc độ xe cao hơn trên đường trường hay cao tốc.

Điểm yếu của xe Ford Ranger có lẽ là hệ thống treo. Nếu chỉ đi 2 người và ngồi hàng ghế trước, chúng ta vẫn sẽ cảm nhận được độ êm ái nhất định từ hệ thống treo trước độc lập, tay đòn kép, lò xo trụ và ống giảm chấn. Tuy nhiên nếu đi đủ 5 người và không chở hàng trên thùng phía sau, hệ thống treo sau lá nhíp với ống giảm chấn tác động ngược vào cabin khá mạnh, khiến xe xóc nhiều hơn và người ngồi trên xe sẽ khó chịu hơn.

Trang bị an toàn tiêu chuẩn trên Ford Ranger bảo gồm:

  • 2 túi khí phía trước
  • Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
  • Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD

Phiên bản Ford Ranger XLS, LTD và Wildtrak được nâng cấp tiêu chuẩn an toàn cao hơn với:

  • Hệ thống Cân bằng điện tử ESP
  • Hệ thống Hỗ trợ khởi hành ngang dốc HLA
  • Hệ thống kiểm soát lật xe
  • Hệ thống kiểm soát xe theo tải trọng
  • Hỗ trợ khởi hành ngang dốc

Hai phiên bản LTD và Wildtrak sẽ được nâng cấp thêm

  • Camera lùi
  • Cảm biến lùi phía sau
  • Hệ thống hỗ trợ đổ đèo
  • Báo động chống trộm bằng cảm biến chuyển động

Tiêu chuẩn an toàn cao nhất vẫn được dành cho phiên bản Ford Ranger Wildtrak với:

  • Hệ thống cảnh báo va chạm và hỗ trợ phanh khẩn cấp khi gặp chướng ngại vật phía trước
  • Hệ thống Cảnh báo lệch làn và Hỗ trợ duy trì làn đường
  • Hệ thống hỗ trợ đỗ xe song song chủ động

Với vị thế ông vua phân khúc, không khó hiểu khi vị trí Ford Ranger luôn được nhiều đối thủ thèm khát, và cạnh tranh liên tục. Đối thủ mang đến thách thức lớn nhất là đồng hương Chevrolet Colorado. Ngoài ra, các đối thủ Mitsubishi Triton, Nissan Navara hay Mazda BT-50 cũng liên tục cải tiến để tăng sức cạnh tranh.

Tuy nhiên, Ford Ranger cho thấy sự nhanh nhạy khi thay thế một loạt động cơ mới, dung tích nhỏ hơn, nhưng có công suất và mô-men xoắn cao hơn. Điều này không những giúp Ford Ranger có mức thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn, mà ông vua bán tải còn tự tin cạnh tranh về mặt bằng giá so với các đối thủ cùng phân khúc.

Với hàng loạt phiên bản cùng trang bị đa dạng và giá bán trải đều, không khó hiểu khi xe ô tô Ford Ranger là mẫu xe bán tải hàng đầu trong phân khúc về cả chất lẫn lượng. Với những ai yêu thích thiết kế bán tải thuần chất, khả năng vận hành bền bỉ, mạnh mẽ, linh hoạt với nhiều nhu cầu khác nhau, Ford Ranger sẽ là sự lựa chọn rất đáng cân nhắc.

Thông số kỹ thuật Ford Ranger

Thông số kỹ thuật 
Ranger XL 2.2L 4x4 MT
Ranger XLS 2.2L 4x4 MT
Ranger XLS 2.2L 4x2 AT
Ranger LTD 2.0L 4x4 AT
Ranger Wildtrak 2.0L 4x4 AT
Kích thước DxRxC 
5.280 x 1.860 x 1.830 mm
5.362 x 1.860 x 1.830 mm
Chiều dài cơ sở 
3.220 mm
Gầm cao
215 mm
Động cơ 
Turbo Diesel 2.2L i4 TDCi
Single Turbo Diesel 2.0L i4 TDCi
Bi-Turbo Diesel 2.0L i4 TDCi
Dung tích 
2.198 cc
1.996cc
Công suất cực đại 
160 ps tại 3.200 vòng/phút
180 ps tại 3.500 vòng/phút
213 ps tại 3.750 vòng/phút
Mô-men xoắn cực đại
385 Nm tại 1.600 - 2.500 vòng/phút
420 Nm tại 1.750 - 2.500 vòng/phút
500 Nm tại 1.750 - 2.000 vòng/phút
Hộp số
6MT
6MT
6AT
10AT
Dẫn động
4x4
4x2
4x2
4x4
Lốp xe
255/70 R16
265/60R18

Bình xăng 
80 lít
Số chỗ ngồi
05

Bạn muốn mua Ford Ranger giá rẻ, chính hãng, chính chủ? Hãy liên hệ Carmudi - kênh thông tin mua bán ô tô Ford Ranger uy tín và chất lượng.

Carmudi chuyên cung cấp thông tin chi tiết xe ô tô Ford Ranger , thông số kỹ thuật, so sánh, đánh giá. Chúng tôi còn là cầu nối giữa người mua và đại lý bán xe hơi Ford Ranger uy tín trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, Carmudi cung cấp dịch vụ kiểm định xe ô tô cho những dòng xe ô tô cũ với giá cực ưu đãi giúp người mua và người bán an tâm hơn khi giao dịch xe hơi.